Thông liên thất ở người lớn nguy hiểm như thế nào?

A- A+

Thông liên thất là một dị tật tim bẩm sinh rất hay thường gặp. Nhưng không phải ai cũng phát hiện được bệnh từ khi mới chào đời, có rất nhiều trường hợp phát hiện ra lúc trưởng thành, bởi lỗ thông liên thất gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tim mạch. Tùy từng tình trạng bệnh mỗi người ở thời điểm đó mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Điều đáng lo nhất là kích thước lỗ thông quá lớn và người bệnh không còn khả năng có thể bít dù hay vá lỗ thông được nữa.

Thông liên thất là gì?

Thông liên thất là tình trạng khiếm khuyết bất thường ở khu vực vách liên thất, đây là vách ngăn nằm giữa 2 buồng tâm thất (buồng dưới ) của tim. Vách liên thất bao gồm nhiều phần cấu tạo thành như cơ, phần màng, phễu, buồng nhận. Đối với người bình thường, khi sinh ra vách tâm thất thường không có lỗ thông do vậy máu ở 2 bên tâm thất sẽ không bị hòa trộn vào với nhau, song ở người thông liên thất thì ngược lại.

 Thông liên thất là tình trạng khiếm khuyết ở vách liên thất

Thông liên thất là tình trạng khiếm khuyết ở vách liên thất

Dấu hiệu mắc bệnh thông liên thất

Có 4 kiểu thông liên thất: Thông liên thất phần quanh màng, thông liên thất phần cơ, thông liên thất phần buồng nhận và thông liên thất phần phễu.

Đối với trẻ mới sinh, thông liên thất thường không gây nên những biểu hiện lâm sàng. Triệu chứng chỉ xuất hiện ngày một rõ rệt sau vài tuần tuổi, có khi phải đến lúc trưởng thành kích thước lỗ thông to lên, áp lực động mạch phổi tăng lên và khả năng hoạt động của tim kém. Chính vì vậy, nhiều đứa trẻ bị bỏ qua bệnh mà không được chẩn đoán ở giai đoạn này, cho đến khi trưởng thành kích thước lỗ thông to hơn, triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện. Những triệu chứng của thông liên thất thường thể hiện do áp lực và sức cản của động mạch phổi. Khó thở khi làm việc gắng sức, tim đập nhanh dễ bị mệt mỏi, chậm phát triển về thể lực. Rất hiếm thấy các triệu chứng đau đầu và đau ở vùng tim. Dấu hiệu tím tái chỉ thấy ở giai đoạn phát triển cuối cùng của bệnh. Tất cả những hiện tượng đó phát sinh ra do sự giảm khối lượng máu động mạch lưu thông trong vòng đại tuần hoàn và sự ứ đọng máu ở trong các mạch máu của phổi.

Người mắc bệnh thông liên thất thường khó thở, nhất là khi gắng sức

Người mắc bệnh thông liên thất thường khó thở, nhất là khi gắng sức

Thông liên thất nguy hiểm như thế nào?

Khi lỗ thông liên thất có kích thước nhỏ, bệnh nhân có thể cảm thấy bình thường trong một thời gian khá lâu, kể cả trong trường hợp làm việc nặng. Trong thực tế, có những người mắc bệnh thông liên thất tim đã sống tới tuổi già, sinh hoạt và lao động rất bình thường, và chỉ phát hiện thấy bệnh thông liên thất khi bệnh nhân nhập viện hoặc tử vong do một nguyên nhân khác. Nhưng tỷ lệ này rất hiếm, chủ yếu người bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, trước mắt làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, về lâu dài sẽ gây dầy thất và cuối cùng có thể dẫn đến suy tim – con đường chung của tất cả các bệnh tim mạch.

Phương pháp điều trị thông liên thất cho người trưởng thành

Chỉ có cách điều trị duy nhất là đóng lỗ thông liên thất. Lỗ thông có thể đóng bằng can thiệt bít dù hoặc bằng phẫu thuật vá lỗ thông. Trong lúc chờ đợi đủ điều kiện để phẫu thật đóng lỗ thông, người bệnh có thể được điều trị bằng nội khoa

Điều trị nội khoa

Đối với người bệnh thông liên thất điều trị nội khoa được áp dụng trong trường hợp chưa đủ điều kiện phẫu thuật hoặc không thể tiến hành phẫu thuật. Thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc trợ tim, tăng cường sức co bóp cho tim, điển hình như digoxin.
  • Nhóm thuốc lợi thiểu, bởi người bệnh thông liên thất thường có tăng áp phổi, điển hình là thuốc Lasilix (nhóm thuốc Furosemid).
  • Nhóm thuốc giãn mạch với mục đích làm giảm gánh nặng cho tim điển hình như Captopril

Tuy nhiên nếu đã có chỉ định bít dù hoặc vá lỗ thông, tốt nhất không nên trì hoãn mà nên tiết hành càng sớm càng tốt.

Điều trị ngoại khoa

Nếu lỗ thông có đủ điều kiện bít dù: gờ ở lỗ thông vững chắc, kích thước lỗ thông không quá lớn, người bệnh có thể được tiến hành phương pháp này. Nhưng nếu không đủ điều kiện bít dù người bệnh có thể được tiến hành vá lỗ thông bằng mổ hở hoặc bằng nội soi. Bác sĩ thăm khám và điều trị trực tiếp sẽ giúp bạn đưa ra chỉ định phù hợp.

Sau can thiệp bít dù lỗ thông hoặc phẫu thuật và lỗ thông, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng sau:

  • Cơn tăng áp lực động mạch phổi ngay sau mổ: hay gặp ở những người bệnh đã bị tăng áp lực động mạch phổi nhiều từ trước khi mổ. Ở trường hợp này điều trị khó và có thể gây tử vong.
  • Bloc nhĩ - thất: có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn (phải đặt máy tạo nhịp).
  • Hở chủ do sang chấn vào van trong lúc mổ: trường hợp này hiếm gặp...

Hầu hết kết quả sau phẫu thuật thường tốt, có thể nói là gần như khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, do người bệnh đã có tiền sử mắc bệnh tim mạch, vì vậy mặc dù đã phẫu thuật thành công, nhưng vẫn nên tái khám định kỳ theo lịch hẹn và sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, điển hình như Ích Tâm Khang với các thành phần như Đan Sâm, Vàng Đằng, Cao Natto,… là những hoạt chất tốt cho tim mạch, sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật.

Thông liên thất dù đang ở mức độ nặng hay nhẹ cũng sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tim mạch của người bệnh sau này, vì vậy nếu có chỉ định can thiệp bít dù hoặc vá lỗ thông, không nên trì hoãn mà nên tiến hành càng sớm càng tốt.

Kinh nghiệm chữa bệnh tim hiệu quả

Nguồn tham khảo: