8 loại thực phẩm người bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn

A- A+

Để giải đáp cho thắc mắc “thiếu máu cơ tim nên ăn gì?”, chuyên gia dinh dưỡng tim mạch đã gợi ý 8 thực phẩm giúp tăng lưu lượng máu đến tim, giảm đau thắt ngực, phòng ngừa suy tim. Nếu thực đơn hàng ngày của bạn chưa có những thực phẩm này, hãy bổ sung ngay hôm nay!

Bệnh thiếu máu cơ tim có thể cải thiện khả năng gắng sức khi áp dụng chế độ dinh dưỡng có lợi cho tim

Bệnh thiếu máu cơ tim có thể cải thiện khả năng gắng sức khi áp dụng chế độ dinh dưỡng có lợi cho tim

Một số người lầm tưởng, thiếu máu cơ tim là do cơ thể thiếu máu (ít hồng cầu) nên thường tìm đến các thực phẩm có tác dụng bổ máu. Thế nhưng thực tế, bệnh thiếu máu cơ tim mạn tính là do tắc hẹp động mạch vành (do xơ vữa) hoặc do co thắt làm chít hẹp mạch vành và làm giảm lưu lượng máu đến tim. 

Vậy có thể hiểu rằng, bản chất của việc lựa chọn thực phẩm tốt, có lợi cho tim mạch cũng chính là giải pháp hỗ trợ điều trị nhằm hạn chế sự phát triển của mảng xơ vữa trong lòng mạch và giảm tình trạng viêm (gây co thắt động mạch vành). Qua đó cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim. 

Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm viêm, giảm xơ vữa, tiêu cục máu đông, giảm cholesterol xấu, giúp lưu lượng máu đến nuôi tim được nhiều hơn.

Sau đây là 8 loại thực phẩm quen thuộc, dễ sử dụng, an toàn mà lại hiệu quả đối với người bệnh tim mạch, đặc biệt là người bị thiếu máu cơ tim cục bộ (thiếu máu cơ tim mạn tính) 

Tỏi - Giãn mạch máu, cải thiện tuần hoàn mạch vành

Từ lâu, tỏi đã được coi là một loại gia vị tốt cho sức khỏe, không chỉ vì trong tỏi có chứa Allicin - kháng sinh tự nhiên, làm tăng sức đề kháng mà với người bệnh tim mạch, tỏi còn mang lại nhiều lợi ích trong việc làm giảm cholesterol máu xấu, ngăn ngừa xơ vữa mới trong lòng động mạch. 

Một nghiên cứu năm 2007 được thực hiện tại Đại học Alabama ở Birmingham, cho thấy tỏi có thể giúp thư giãn các mạch máu lên đến 72% nên giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành, làm tăng lưu thông máu đến tim. Hoạt chất Adenosine có trong tỏi còn giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông, bảo vệ tế bào cơ tim.

Sử dụng tỏi thường xuyên có tác dụng giúp hỗ trợ làm giảm cholesterol xấu

Sử dụng tỏi thường xuyên có tác dụng giúp hỗ trợ làm giảm cholesterol xấu

* Cách sử dụng tỏi để đem lại hiệu quả

Bổ sung tỏi để tạo chế độ ăn uống tốt cho tim mạch, bệnh nhân có thể thực hiện theo một trong các cách sử dụng sau đây:

Một số hoạt chất hữu ích trong tỏi sẽ bị mất đi trong quá trình chế biến (nhiệt độ > 60). Vì thế, sử dụng tỏi tươi bằng cách ăn sống hoặc nghiền, cắt lắt sẽ tốt hơn nhiều khi nấu chín. 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh tim mạch có thể dùng từ 3 - 4 tép tỏi tươi mỗi ngày hoặc bạn cũng có thể sử dụng tỏi tươi, bột tỏi để làm gia vị trong bữa ăn hàng ngày.

Củ nghệ  - Ngăn ngừa sự hình thành của cục máu đông

Củ nghệ cũng là một trong những thực phẩm tốt cho tim mạch. Curcumin, thành phần chính tạo nên màu vàng của nghệ với khả năng chống oxy hóa, chống viêm và có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa quá trình hình thành các cục máu đông (huyết khối) nên giúp cải thiện chức năng tim sau thiếu máu cơ tim cục bộ.

Bên cạnh đó, Curcumin còn có thể làm giảm chỉ số cholesterol xấu (LDL cholesterol), để giảm sự tích tụ những mảng cholesterol trong lòng mạch. Nghệ còn giúp thư giãn các mạch máu, giảm đau thắt ngực, ổn định đường huyết.

Nghệ có tác dụng làm thư giãn các mạch máu, giảm đau thắt ngực

Nghệ có tác dụng làm thư giãn các mạch máu, giảm đau thắt ngực

* Cách sử dụng củ nghệ/bột nghệ để đem lại hiệu quả

Nghệ được sử dụng dưới dạng củ tươi để làm gia vị. Bột nghệ khô được dùng trong chế biến món ăn ưa thích của người Ấn độ - đó là bột Cari. Ngày nay, bột nghệ được tinh chế được thành Curcumin (bột hoặc dạng viên), nano Curcumin. 

Với người bị thiếu máu cơ tim, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng củ dụng củ nghệ tươi kết hợp với hạt tiêu đen để làm gia vị hoặc dùng chế biến món ăn. Hạt tiêu đen sẽ làm tăng khả năng hấp thu curcumin.

Bột nghệ hoặc tinh nghệ có thể dùng để pha thành đồ uống như sữa nghệ hoặc nghệ mật ong với liều lượng như sau:

  • Bột nghệ: dùng 1 thìa cafe bột nghệ (tương đương với 5g)/ngày. Có thể pha với một chút mật ong cùng với một ly nước hoặc sữa ấm. 
  • Tinh nghệ (curcumin): dùng liều 3mg/kg cân nặng/ngày - đây là liều lượng được Hiệp hội Dinh dưỡng Châu Âu khuyến cáo an toàn nhất.

Lưu ý: Những người máu khó đông không nên dùng nghệ (cucumin) liều cao vì có thể làm loãng máu. Người bị sỏi mật, bán tắc mật không nên dùng vì làm tăng tiết dịch mật và làm cho tình trạng bệnh nặng hơn. 

Sử dụng sớm TPCN Ích Tâm Khang giúp làm giảm các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi ở người bệnh thiếu máu cơ tim, ngăn nhồi máu cơ tim. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844 để được tư vấn chi tiết.

Hạt tiêu - Giảm mỡ máu (Lipid)

Hợp chất capsaicin có trong hạt tiêu giúp ngăn ngừa hình thành cholesterol xấu, hay LDL. Điều này làm giảm cholesterol xấu trong máu, cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Hợp chất capsaicin có trong hạt tiêu giúp ngăn ngừa hình thành cholesterol xấu

Hợp chất capsaicin có trong hạt tiêu giúp ngăn ngừa hình thành cholesterol xấu

* Cách sử dụng hạt tiêu để đem lại hiệu quả

  • Dùng ở dạng bột làm gia vị cho các món ăn
  • Dùng hạt tiêu tươi chế biến các món ăn (rim, kho thịt, cá). Với những người tăng huyết áp, hạn chế ăn các món rim, kho, có thể dùng Tiêu Bầu Mây nguyên hạt được chế biến, rắc trực tiếp lên đồ ăn.

Ngoài ra, có thể sử dụng làm trà tiêu đen:  Ngâm 1 gói trà xanh nhỏ, cho thêm vài lát gừng và đun sôi trong vòng 5 phút. Sau đó cho 1 muỗng cafe hạt tiêu đen vào. Cũng có thể sử dụng hạt tiêu cùng các loại nước ép hoa quả khác, bạn chỉ cần thêm nửa muỗng cafe hạt tiêu vào ép cùng trái cây và uống như một món đồ uống giải khát. Đây là loại thức uống tốt cho tim mạch được các chuyên gia khuyên dùng.

Quả chanh – cải thiện huyết áp, làm bền thành mạch máu

Chanh có hàm lượng vitamin C cao là chất chống oxy hóa mạnh giúp cải thiện huyết áp và giảm viêm lòng mạch máu. Thêm vào đó, chanh giúp giảm lượng cholesterol trong máu và giữ cho động mạch trở nên thông thoáng và dẻo dai, tốt cho người bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim.

Chanh có hàm lượng vitamin C cao là chất chống oxy hóa mạnh giúp cải thiện huyết áp

Chanh có hàm lượng vitamin C cao là chất chống oxy hóa mạnh giúp cải thiện huyết áp

* Cách sử dụng chanh để đem lại hiệu quả

  • Dùng nước cốt chanh để chế biến đồ ăn như: trộn salad... 
  • Dùng nước cốt chanh hoặc chanh tươi (½ quả) pha cùng với 200ml nước ấm uống sau bữa ăn 30 phút, đây là một đồ uống tốt cho tim mạch. Có thể thêm mật ong, quế, sả để tạo hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, không nên dùng quá 2 quả chanh 1 ngày.

Lưu ý: Không dùng chanh ở những người bệnh đau dạ dày, trào ngược dạ dày, acid uric trong máu tăng cao

Gừng -  giảm cholesterol xấu 

Như bạn đã biết, cholesterol xấu là một trong các nhân làm tắc động mạch, dẫn đến thiếu máu cơ tim. Gừng là một gia vị rất hữu hiệu cho các động mạch bị tắc. Trong gừng có chứa các hợp chất như gingerols và shogaols rất có lợi ích tim mạch. Gừng ngăn ngừa sự hình thành mảng bám và làm giảm cholesterol toàn phần và ngăn chặn quá trình oxy hóa chất béo có hại.

Gừng là một gia vị rất hữu hiệu cho các động mạch bị tắc

Gừng là một gia vị rất hữu hiệu cho các động mạch bị tắc

* Cách sử dụng gừng để mang lại hiệu quả

  • Sử dụng gừng tươi để chế biến đồ uống hàng ngày vào buổi sáng, trưa, chiều. Mỗi lần sử dụng 1 lát gừng pha với nước ấm hoặc pha trà mật ong để kích thích máu lưu thông, ngăn ngừa cục máu đông
  • Uống tinh dầu gừng theo hướng dẫn của nhà sản xuất giúp ức chế hấp thu cholesterol, giảm mỡ máu
  • Sử dụng gừng tươi làm gia vị cho các món ăn để khử vị tanh hoặc ăn gừng tươi cũng có lợi làm ấm tỳ vị, ăn uống khó tiêu.

Lưu ý: Không nên sử dụng Gừng nếu bị táo bón kinh niên hoặc bệnh trào ngược dạ dày

Củ cải trắng - Bảo vệ mạch vành, ngăn ngừa đột quỵ

Củ cải trắng giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất (canxi, kali), đồng thời có hàm lượng nitric oxide (hoạt chất giãn mạch tự nhiên) tương đối cao nên giúp giảm huyết áp, giảm đường máu, cải thiện lưu lượng máu đến tim.

Nhiều bằng chứng cho thấy nếu dùng củ cải trắng trong các bữa ăn thường xuyên hơn sẽ làm giảm cholesterol máu và giảm nồng độ chất béo trung tính. Trong một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Journal Of Agricultural & Food Chemistry chỉ ra rằng, củ cải trắng có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa các bệnh tim mạch và nguy cơ đột quỵ.

* Cách chế biến và sử dụng củ cải trắng

Ngoài việc dùng củ cải trắng làm các món ăn (luộc, kho với thịt, cá), bạn có thể chế biến củ cải trắng thành nhiều dạng khác nhau như:

  • Dùng củ tươi ép nước 
  • Bào nhỏ làm nước chấm đồ chiên (rán) hoặc đồ ăn nhiều giàu mỡ giúp đồ ăn đỡ ngán
  • Bào mỏng dùng cuộn thịt, cá hoặc cho vào salad

Lưu ý: Người bị suy tuyến giáp không nên ăn nhiều củ cải vì gây cản trở hoạt động của hormon tuyến giáp.

Men gạo đỏ - Giúp giảm cholesterol máu, giảm xơ vữa mạch vành

Đối với người bị thiếu máu cơ tim, việc khống chế lượng cholesterol xấu ở mức phù hợp là điều cần thiết. Trong men gạo đỏ hay gạo lứt có chứa monacolin K - có tác dụng giảm cholesterol xấu (LDL) tương tự với nhóm thuốc statin (giảm mỡ máu). Nhờ đó, khi sử dụng men gạo đỏ thường xuyên có thể giúp duy trì nồng độ cholesterol mong muốn ở người khỏe mạnh, giảm cholesterol ở những người có cholesterol cao và cải thiện lưu thông máu.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý khi sử dụng thực phẩm này: Không dùng men gạo đỏ khi bị viêm gan, suy gan, suy thận. Một số tác dụng như đau đầu, đau cơ, khó tiêu có thể xảy ra. Đó là lý do men gạo đỏ mặc dù được coi là giải pháp giảm mỡ máu tự nhiên nhưng trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Men gạo đỏ - Giúp giảm cholesterol máu, giảm xơ vữa mạch vành

* Cách sử dụng men gạo đỏ để mang lại hiệu quả

  • Đối với người bị thiếu máu cơ tim, nên sử dụng 1 – 2gram men gạo đỏ ở dạng viên uống, có thể là nguyên chất hoặc được kết hợp với các thành phần khác.
  • Không uống rượu, nước ép bưởi khi sử dụng men gạo đỏ vì làm tăng độc tính cho gan.
  • Thận trọng khi dùng men gạo đỏ cùng với thuốc giảm mỡ máu nhóm Statin hoặc thuốc hạ Lipid GemflbroziI vì làm tăng nguy cơ đau cơ

Lựu – Tác dụng bất ngờ với bệnh thiếu máu cơ tim

Lựu được biết đến là một loại quả có tác dụng tuyệt vời trong làm đẹp. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, chất chống oxy hóa có trong lựu còn giúp bảo vệ hệ thống tuần hoàn khỏi sự oxy hóa gây hại, nguyên nhân tạo ra sự tích tụ mảng bám và các cục máu đông trong lòng động mạch. Hơn nữa, quả lựu kích thích sản xuất oxit nitric trong máu giúp giãn động mạch và điều chỉnh huyết áp.

Lựu kích thích sản xuất oxit nitric trong máu giúp giãn động mạch và điều chỉnh huyết áp

Lựu kích thích sản xuất oxit nitric trong máu giúp giãn động mạch và điều chỉnh huyết áp

* Cách sử dụng để mang lại hiệu quả

  • Tách hạt lựu ăn trực tiếp hoặc rắc vào đồ uống, sữa chua
  • Dùng nước ép lựu hoặc kết hợp với với một số trái cây khác như xoài thành sinh tố xoài - lựu

Nguyên tắc cần nhớ trong vấn đề bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì?

Khi tìm hiểu về câu hỏi “Bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì tốt”, người bệnh sẽ cần phải lưu ý một số nguyên tắc sau đây:

- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng không làm tăng cholesterol xấu hay tăng gánh nặng cho tim.

- Trong chế độ ăn uống, rau - củ - quả nên chiếm phần lớn vì có nhiều chất xơ có tác dụng tốt cho việc làm giảm các cholesterol xấu.

- Chọn thực phẩm tươi sống, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

- Trong tuần đầu tiên sau cơn thiếu máu cơ tim, nên ăn nhạt và chia thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, điều này sẽ giúp làm giảm sự hình thành xơ vữa, viêm nhiễm trong mạch máu.

-  Hạn chế ăn thịt đỏ, bơ thực vật, các thực phẩm chế biến sẵn vì chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa… là những chất béo không có lợi cho tim.

Gợi ý TPCN hỗ trợ tăng cường chức năng tim mạch

Cùng với việc lựa chọn thực phẩm nên ăn khi bị thiếu máu cơ tim, người bệnh cũng có thể sử dụng một số thực phẩm chức năng tốt cho tim mạch để nâng cao hiệu quả điều trị. Trong đó nổi bật là TPCN Ích Tâm Khang đã được chứng minh lâm sàng về hiệu quả giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành, tăng cường máu đến tim, giảm triệu chứng khó thở, đau ngực, mệt mỏi, ho, phù, giảm tần suất nhập viện và giảm cholesterol máu ở người bệnh tim mạch, suy tim

Xem thêm: Hiệu quả của Ích Tâm Khang với bệnh tim mạch 

Bạn có thể xem chia sẻ của người bệnh thiếu máu cơ tim đã cải thiện sức khỏe nhờ sản phẩm Ích Tâm Khang qua video sau đây:

Kinh nghiệm điều trị thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành được nhiều người chia sẻ

Tìm hiểu thêm về Ích Tâm Khang TẠI ĐÂY  

Ích Tâm Khang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Xem danh sách nhà thuốc gần bạn nhất: 

Điểm bán.jpg

Trên đây là 8 loại thực phẩm nên thêm vào trong chế độ ăn uống tốt cho tim mạch, giúp người bệnh có thể giải đáp được câu hỏi “Bệnh thiếu máu cơ tim nên ăn gì?”. Tuy nhiên, trong thực tế còn có rất nhiều thực phẩm, món ăn tốt cho bệnh thiếu máu cơ tim, người bệnh hoặc người thân của bệnh nhân cần nắm vững những quy tắc dinh dưỡng được nhắc đến ở trên để có thể đa dạng hóa các loại thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng. 

Để hiểu rõ hơn về chế độ dinh dưỡng cũng như hỗ trợ tư vấn về sản phẩm Ích Tâm Khang - giải pháp cho tim mạch, hãy để lại bình luận trong mục hỏi đáp để được đội ngũ bác sĩ tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.

Nguồn:

https://www.hindawi.com/journals/ecam/2013/125649/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3514766/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6770259/

https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements-red-yeast-rice/art-20363074

https://www.webmd.com/diet/health-benefits-radish#1

[CTA:62472b6769650597c2bb95ae]

Công việc hiện tại: Trường ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://suytim.co/ Bản thân là một dược sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Dược của Đại học quốc gia Hà Nội, từng là cộng tác viên suất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về tim mạch do các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch hướng dẫn. Đến nay tôi tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người bệnh tim mạch có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình. Với tôi viết về lĩnh vực sức khỏe tim mạch không chỉ là sự yêu thích mà là sự đam mê. Thông tin liên hệ SĐT: 0983.103.844; Email: [email protected]